Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết việc xét tuyển sớm mọi năm cũng tương tự như vậy. “Năm nay chỉ có 36% TS trúng tuyển sớm của trường đăng ký NV1 lên hệ thống của Bộ GD-ĐT. Năm 2022 và 2021 con số cũng tương đương”, tiến sĩ Nhân thông tin.
Theo tiến sĩ Nhân, tỷ lệ ảo này là hiển nhiên, vì bản chất của xét tuyển sớm là một TS có thể nộp hồ sơ vào nhiều trường và đủ điều kiện trúng tuyển vào nhiều trường. Đồng thời khi có điểm tốt nghiệp THPT, nếu TS thấy ngành mình xét tuyển trước đó chưa phải là ngành tốt hoặc phù hợp nhất, yêu thích nhất, thì có quyền lựa chọn ngành khác để đăng ký NV1 bằng điểm thi.
Thạc sĩ Nguyễn Hứa Duy Khang, Phó phòng đào tạo Trường ĐH Cần Thơ, cũng khẳng định đây là tỷ lệ bình thường. Năm nay trường này dành 2.800 chỉ tiêu cho xét tuyển sớm thì tỷ lệ các em đăng ký NV1 là trên 30%. Các năm trước cũng từ 30-35%.
“Các em đăng ký và trúng tuyển sớm rồi nhưng sau lại không thích ngành học đó nữa hoặc có định hướng khác, hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT cao, các em lại muốn thay đổi NV. Điều này là tất yếu và là quyền lợi của các em, nên ảo thì cũng là dễ hiểu”, thạc sĩ Khang nhận định.
Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Giám đốc Trung tâm truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, năm 2023 khoảng 36,8% TS trúng tuyển sớm vào trường đăng ký NV1 lên hệ thống thông tin của Bộ.
“Kết quả này phản ánh nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phần lớn có lẽ đến từ tâm lý chung của nhiều TS vẫn coi trọng, đầu tư công sức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và ưu tiên xác nhận nhập học bằng phương thức này. Còn đối với các phương thức xét tuyển sớm, TS vẫn xem đó là những phương án dự phòng”, thạc sĩ Dung chia sẻ.
Tại Trường ĐH Đà Lạt, số TS trúng tuyển sớm đăng ký lại NV1 lên hệ thống đạt tỷ lệ 69,8% so với chỉ tiêu xét tuyển sớm mà trường công bố.
Tiến sĩ Trần Hữu Duy, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Đà Lạt, cho rằng khi tuyển sinh cùng lúc bằng nhiều phương thức và TS được quyền thay đổi nguyện vọng thì có một tỷ lệ ảo nhất định là chuyện bình thường.
“Để giảm bớt ảo, Bộ GD-ĐT vẫn cần phải cho TS dù trúng tuyển sớm vẫn phải thao tác trên hệ thống, nhưng đừng bắt TS đăng ký lại mà chỉ yêu cầu TS trúng tuyển xác nhận nhập học trúng tuyển sớm hoặc không. TS trúng tuyển sớm khi đã xác nhận nhập học thì không được phép đăng ký NV mới”, tiến sĩ Duy cho hay.
Về mặt kỹ thuật, tiến sĩ Nguyễn Anh Vũ, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh và phát triển thương hiệu Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cũng cho rằng việc bắt buộc TS trúng tuyển sớm phải đăng ký lên hệ thống là cần thiết, để đảm bảo mỗi em chỉ trúng tuyển một ngành vào một trường.
“Với quy chế tuyển sinh như hiện nay, khi các trường được xét tuyển bằng nhiều phương thức, thì chấp nhận phải có ảo. Chỉ khi nào xét tuyển bằng một phương thức mới không còn tình trạng ảo. Chỉ còn cách là bằng kinh nghiệm tuyển sinh nhiều năm, các trường căn cứ vào dữ liệu và tự tính toán để sao cho tỷ lệ ảo ở mức tối thiểu, chứ không thể chính xác được 100%”, tiến sĩ Vũ chia sẻ.
Còn thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công thương TP.HCM, thì cho rằng giữ ổn định tuyển sinh như hiện nay đã là rất tốt. Theo đó, thí sinh trúng tuyển sớm vẫn cần đăng ký NV trên hệ thống của Bộ và không bắt buộc phải đăng ký làm NV1. “Các trường chỉ cung cấp thông tin để TS lựa chọn, nếu muốn học ngành đó thì đăng ký làm NV1, còn nếu các em thích ngành khác hơn thì đăng ký ngành đã trúng tuyển thành NV2 hay 3 cũng được”, thạc sĩ Sơn nhận định.
Nhận định của Trường Việt Nam:
Theo tôi, việc chỉ có 36% thí sinh trúng tuyển sớm của Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM đăng ký NV1 lên hệ thống của Bộ GD-ĐT là một tỷ lệ bình thường. Điều này xảy ra do nhiều thí sinh đã thay đổi nguyện vọng hoặc có điểm thi tốt nghiệp cao mà muốn đăng ký ngành khác. Điều này là quyền lợi của các thí sinh và cần được tôn trọng. Tuy nhiên, để giảm thiểu tình trạng này, Bộ GD-ĐT nên yêu cầu thí sinh chỉ xác nhận nhập học trước, không cho phép đăng ký nguyện vọng mới sau khi đã xác nhận nhập học. Điều này sẽ giúp duy trì tính chính xác trong quá trình tuyển sinh.