Review sách “Không diệt, không sinh, đừng sợ hãi”

Đoạn giới thiệu trên giới thiệu về cuốn sách “Không diệt, không sinh đừng sợ hãi” của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Cuốn sách mang đến cái nhìn sâu sắc về cuộc đời và quan niệm về sinh, tử. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết cuốn sách này để giải thích về bản chất thật sự của cuộc sống và giúp độc giả giảm bớt nỗi sợ hãi và muộn phiền về sinh, tử. Đây không chỉ là một cuốn sách mà chính là kim chỉ nam sống cho mọi người.
Review Sách là một tiểu mục đặc biệt trên trang Trường Việt Nam, nơi chúng tôi chia sẻ những cuốn sách tuyệt vời nhất dành cho những tâm hồn bận rộn. Với sứ mệnh tìm kiếm những tác phẩm đáng đọc, chúng tôi đã cẩn thận lựa chọn và giới thiệu đến độc giả những đầu sách đặc sắc. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá một tác phẩm đặc biệt, “Không diệt, không sinh đừng sợ hãi”. Cùng theo dõi để tìm hiểu thêm về cuốn sách hấp dẫn này và khám phá những bí ẩn tuyệt vời của nó.

Ngày bạn cất tiếng khóc chào đời là khởi đầu cho cuộc đời của một con người, ngày bạn lìa xa trần thế là lúc kiếp người khép lại, tan vào hư vô… Nếu vẫn mang trong mình những quan niệm về sinh, tử như trên thì mời bạn cùng lắng nghe thiền sư Thích Nhất Hạnh nói về điều này qua cuốn sách “Không diệt, không sinh đừng sợ hãi”

Vài nét về tác giả

Thiền sư Thích Nhất Hạnh tên thật là Nguyễn Xuân Bảo, sinh ngày 11/10/1926 ở miền Trung Việt Nam. Ông theo học ở chùa Từ Hiếu, thành phố Huế và trở thành một tu sĩ Phật giáo vào năm 16 tuổi.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn trên thế giới, dành cả cuộc đời để nghiên cứu và truyền bá Phật pháp. Những cuốn sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được các độc giả đón nhận rất nồng nhiệt. Bài học về triết lý nhân sinh được ông đúc kết từ nhiều khía cạnh của cuộc sống.

Vài nét về tác giả
Vài nét về tác giả

“Trong các nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn ở phương Tây, Thiền sư Thích Nhất Hạnh được xếp vào vị trí thứ hai, chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma” – New York Time

“Thích Nhất Hạnh là một con người thánh thiện, vì lòng khiêm cung và đức tin lớn. Ngài là một học giả thông tuệ. Những phát kiến cho hòa bình của Ngài, nếu được áp dụng, sẽ dựng nên một tượng đài của tinh thần đại đồng, tình huynh đệ và nhân bản” Mục sư Martin Luther King, Jr. (Trích thư đề cử thầy Nhất Hạnh cho giải Nobel Hòa Bình năm 1967)

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách, bạn đọc có thể tham khảo một số cuốn sách khác như: Phép lạ của sự tỉnh thức, Đường xưa mây trắng, Từng bước nở hoa sen, Giận, Tâm tình với Đất Mẹ, Hướng đi của Đạo Bụt cho hòa bình và sinh môi,…

Giới thiệu về sách

Cuốn sách “Không diệt, không sinh đừng sợ hãi” gồm 219 trang và 9 chương, sách của thầy Nhất Hạnh luôn đem đến cho bạn đọc những góc nhìn rất sâu sắc về cuộc đời. Thầy gọi Trái Đất bằng cái tên rất thân thương “Đất Mẹ”, cách thầy thưởng thức cuộc sống cũng vô cùng thi vị, mỗi một bước chân, hoạt động hàng ngày cũng là mắt thương nhìn cuộc đời, với sự thấu hiểu đặc biệt sâu sắc của mình, thầy Thích Nhất Hạnh đã viết nên cuốn sách “Không diệt, không sinh đừng sợ hãi” một chân lý sống tự do, giảm bớt mọi muộn phiền về quan niệm sinh, tử mà bấy lâu nay ta vẫn bị mắc kẹt.

Xem thêm:  Buông bỏ, buồn buông - Ajahn Brahm [Review sách]

Thầy Nhất Hạnh cho rằng: “Tự muôn đời tôi vẫn tự do. Tử sinh chỉ là cửa ngõ ra vào, tử sinh là trò chơi cút bắt. Tôi chưa bao giờ từng sinh cũng chưa bao giờ từng diệt” và “Nỗi khổ lớn nhất của chúng ta là ý niệm đến – đi, lui – tới”

Giới thiệu về sách "Không diệt, không sinh, đừng sợ hãi"
Giới thiệu về sách “Không diệt, không sinh, đừng sợ hãi”

Ta từ đâu tới? Ta đi về đâu?

Liệu có phải cuộc đời chúng ta bắt đầu từ ngày ta cất tiếng khóc chào đời và kết thúc vào thời khắc ta lìa xa trần thế này không? Bao đời nay quan niệm về cửa sinh, tử của chúng ta vẫn luôn là như vậy nên có rất nhiều người sợ chết, bởi chết là hết. Nhưng nếu nhìn sâu để thấu hiểu, để tỏ tường bản chất thật sự của từng sự vật hiện hữu trên thế gian này thì tất cả đều có bản chất là không sinh và cũng chẳng diệt. Có thể chúng ta mãi buộc mình vào những ý niệm cứng nhắc làm hạn chế tâm trí của chính mình. Một bông hoa nở rộ dưới ánh mặt trời nhưng sau đó lại nhanh chóng lụi tàn thì ta lại cho rằng nó không còn tồn tại nữa. “Bụt dạy khi đầy đủ nhân duyên thì sự việc biểu hiện, và chúng ta nói nó hiện hữu. Khi thiếu một hoặc hai điều kiện, sự việc đó không biểu hiện như trước thì ta nói nó không hiện hữu. Theo Bụt, nói rằng thứ này có hay không là sai. Trong thực tại, không có thứ gì hoàn toàn có hay hoàn toàn không hiện hữu”. Nếu nhìn đời bằng sự quán chiếu sâu sắc về mỗi vấn đề của cuộc sống, tâm ta tự nhiên thấy nhàn nhã hơn rất nhiều.

Qua đời không có nghĩa là mất đi

“Trước khi chúa Jesus sinh ra thì Ngài ở đâu? Tôi đã hỏi rất nhiều người bạn Thiên Chúa giáo câu hỏi này từ nhiều năm. Nếu chúng ta muốn nhìn sâu vào câu hỏi đó, ta phải tìm hiểu về cuộc đời và cái chết của Jesus như là những biểu hiện. Chúa không sinh ra từ hư vô được. Không phải chỉ từ Bethlehem mà Jesus trở thành một con người. Ngày Chúa ra đời chỉ là một sự biểu hiện; Jesus đã hiện hữu trước giây phút mà ta gọi là Giáng sinh đó. Vậy thì ta không nên gọi nó là đản sinh. Thật sự đó không phải là sự ra đời mà đó chỉ là một sự biểu hiện. Nhìn sự biểu hiện đó với con mắt trí tuệ, ta có cơ hội nhìn sâu vào con người chía Jesus. Ta có thể khám phá được sự thật về tính cách bất tử của Chúa. Ta có thể khám phá được tính cách vô sinh bất tử của bản chất chân thực của chính mình”. Nỗi đau mất đi người mình yêu thương thì không ngôn từ nào có thể diễn tả được nhưng bản chất của chúng ta là không sinh thì hẳn việc qua đời cũng không có nghĩa là mất đi. Thầy Nhất Hạnh cho rằng, ta phải thực tập, nhìn sâu vào vấn đề, vào người mà ta thương thì mới có thể tiếp xúc được với người kia ở biểu hiện khác. Tự thân ta không thể cô độc tồn tại được bởi nhìn sâu vào bản chất, ta được sinh ra bởi mẹ, được hưởng rất nhiều yếu tố giúp nuôi dưỡng thân thể như nguồn nước, ánh sáng, thức ăn,… thì mới có thể tồn tại được. Ta mãi gọi tên cho việc sinh, tử nên không nhận ra rằng thật ra mọi vật đều chết đi và tái sinh mọi phút giây và việc này diễn ra hàng ngày. Nhìn lại bạn của năm trước, có thể bạn vẫn tồn tại một thân thể nhưng suy nghĩ đã khác đi, cách sống ít nhiều đã thay đổi. Nếu chỉ dùng tâm trí để chung sống với cuộc đời này thì kỳ thực, ta bỏ lỡ quá nhiều điều đẹp đẽ trên thế gian này. Mỗi ngày bản thân bạn luôn được tái sinh, bạn không nên để mình bị mắc kẹt vào bất cứ chân lý hay quan niệm nào. Tự do phải do chính bạn làm chủ và nhờ vào tâm trí được tự do, cách bạn tận hưởng cuộc sống này cũng sẽ trở nên khác đi, hạnh phúc và nhẹ nhõm hơn rất nhiều.

Xem thêm:  Bắt trẻ đồng xanh review
Qua đời không có nghĩa là mất đi
Qua đời không có nghĩa là mất đi

Trích đoạn ý nghĩa từ sách

Chúng ta nên sống mỗi ngày như những người được cứu thoát từ mặt trăng về. Chúng ta hiện đang sống trên mặt đất, nên ta cần biết thưởng thức từng bước chân trên mặt địa cầu quý giá, đẹp đẽ này. Thiền sư Lâm Tế đã dạy: “Phép lạ không phải là đi trên mặt nước mà là đi trên mặt đất”. Tôi rất quý lời dạy đó. Bước đi là hạnh phúc của tôi, dù đi tại những nơi đông người như phi trường hay ga xe lửa. Đi như thế, mỗi bước chân hôn lên mặt đất mẹ, chúng ta có thể gây hứng khởi cho người khác làm theo. Chúng ta vui sống từng giây phút của cuộc đời.
Mỗi chúng ta ai cũng có một quan niệm làm sao để ta được hạnh phúc. Nếu có thì giờ để nhìn lại ý niệm của ta về hạnh phúc thì quả là một chuyện có ích. Ta có thể làm một danh sách những gì ta nghĩ là cần có để được sung sướng. “Tôi chỉ hạnh phúc nếu…”, hãy viết xuống tất cả những chuyện gì bạn muốn và không muốn. Những ý tưởng đó tới từ đâu? Chúng có phải là chân lý không? Hay đó chỉ là các ý niệm của bạn? Nếu bạn bị ràng buộc vào quan niệm đặc biệt về hạnh phúc thì bạn ít có cơ hội sung sướng rồi!

Lời kết

Những trải nghiệm trên những trang sách của thầy Thích Nhất Hạnh cho ta cái nhìn sâu sắc hơn với đời và tâm trí cũng được khai sáng, trái tim trở nên thiện lương hơn. “Không diệt, không sinh đừng sợ hãi”, không đơn thuần là một cuốn sách, đây chính xác là kim chỉ nam sống cho tất cả mọi người.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này của Trường Việt Nam, hy vọng những bài viết tiếp theo của chúng tôi vẫn sẽ nhận được sự quan tâm theo dõi từ bạn.

Cho điểm bài viết

Giúp Trường Việt Nam lan toả nội dung này
Của cùng tác giả:
Scroll to Top