Trong năm 2023, số lượng thí sinh tốt nghiệp THPT là 1.002.100, trong đó có 660.258 thí sinh đăng ký xét tuyển vào Đại học và ngành giáo dục mầm non bậc CĐ, chiếm 65,9% tổng số thí sinh dự thi. Mặc dù số lượng thí sinh thi tốt nghiệp THPT giảm, nhưng số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển Đại học vẫn tăng 4,56%. Dễ thấy rằng, tỷ lệ trúng tuyển vào Đại học rất cao, gần như mỗi 10 người đăng ký xét tuyển thì có 9,2 người trúng tuyển. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 80% thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học, tỷ lệ này dự kiến giữ nguyên năm 2023. Có một số ngành có tỷ lệ nhập học khá thấp, trong khi một số ngành như y khoa có tỷ lệ nhập học gần như tuyệt đối. Trường có kế hoạch khảo sát nguyên nhân thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học để điều chỉnh quy trình tuyển sinh đúng với nhu cầu của người học.
CỨ ĐĂNG KÝ xét tuyển LÀ TRÚNG TUYỂN!
Năm 2023, cả nước có 1.002.100 thí sinh (TS) tốt nghiệp THPT. Trong số này, 660.258 TS đăng ký xét tuyển vào ĐH và ngành giáo dục mầm non bậc CĐ (chiếm 65,9% số dự thi). So với 2022, năm nay dù số TS thi tốt nghiệp THPT giảm nhưng số TS đăng ký xét tuyển ĐH vẫn tăng 4,56%.
Đáng chú ý, trong số 660.258 TS đăng ký xét tuyển có 92,7% TS trúng tuyển đợt 1 sau lọc ảo năm 2023 (tương đương khoảng 610.000 TS). Trong đó có 49,1% TS đã trúng tuyển ở nguyện vọng (NV) 1; số TS trúng tuyển ở 3 NV đầu tiên chiếm 74,9%; số TS đăng ký xét tuyển và trúng tuyển ở 5 NV đầu tiên là 85,1%.
Như vậy, nhìn vào số liệu trên có thể thấy, gần như TS cứ đăng ký xét tuyển là trúng tuyển. Với tỷ lệ 92,7% TS xét tuyển đủ điều kiện trúng tuyển thì có thể hiểu cứ 10 người đăng ký xét tuyển có tới 9,2 người trúng tuyển. Trung bình mỗi TS đủ điều kiện trúng tuyển vào 2,74 NV.
“TỶ LỆ THÍ SINH THEO HỌC ĐẠI HỌC NGÀY CÀNG TĂNG LÀ BÌNH THƯỜNG !”
Tuy nhiên, TS trúng tuyển không đồng nghĩa với số TS theo học ĐH. Theo số liệu Bộ GD-ĐT công bố, năm 2022 chỉ có trên 80% TS trúng tuyển xác nhận nhập học (tính trên tổng số TS dự thi tốt nghiệp cùng năm, tỷ lệ nhập học ở mức 49,2%). Con số nhập học năm 2023 dự kiến tương tự như trên.
Năm 2021, kết quả xét tuyển sau lọc ảo và nhập học đợt 1 bằng kết quả thi THPT cho thấy, mặc dù tỷ lệ trúng tuyển rất cao so với chỉ tiêu nhưng tỷ lệ nhập học rất thấp. Cụ thể, có 390.182 TS trúng tuyển (vượt 26,98% so với chỉ tiêu) nhưng chỉ 60,45% trong số đó nhập học (235.873 TS).
Nhận định về tỷ lệ TS trúng tuyển năm nay, theo một chuyên gia đánh giá chất lượng, việc trúng tuyển vào ĐH hiện nay không khó khi cứ 10 người có tới 9,2 đủ điều kiện trúng tuyển. “Nhìn vào số liệu trên, một số ý kiến cho rằng tỷ lệ học ĐH hiện quá cao, điều này chưa chính xác. Số liệu trên cần được nhìn nhận trong tương quan so sánh với các quốc gia khác. Đến hiện tại, tỷ lệ người học ĐH ở VN vẫn đang ở mức thấp so với thế giới và khu vực”, chuyên gia này đánh giá.
Đồng quan điểm, tiến sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo Học viện Hàng không VN, cho rằng: “Tỷ lệ TS theo học ĐH ngày càng tăng là bình thường để đáp ứng yêu cầu tất yếu nâng cao trình độ dân trí xã hội. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là bao nhiêu TS trúng tuyển không nhập học vào các trường, ngành cụ thể. Các trường cần có đánh giá, phân tích để có những điều chỉnh phù hợp trong tuyển sinh và đào tạo theo nhu cầu người học”.
CÓ NGÀNH TỶ LỆ NHẬP HỌC BẰNG KẾT QUẢ THI TỐT NGHIỆP KHÁ THẤP
Số liệu Bộ GD-ĐT công bố cho thấy có sự mâu thuẫn giữa 2 con số: TS trúng tuyển và TS nhập học.
Trong khi tỷ lệ TS trúng tuyển lên tới 92,7% thì thực tế không ít trường ĐH chỉ tuyển được dưới 50% chỉ tiêu. Như vậy, có một tỷ lệ đáng kể TS trúng tuyển nhưng không nhập học. Số liệu những năm trước được các trường ĐH công bố cho thấy mức độ nhập học khác nhau tùy trường.
Ở từng trường, tỷ lệ TS nhập học cũng khá thấp ở nhiều ngành. Theo đề án tuyển sinh năm 2022 trường công bố trên website, Trường ĐH H., số lượng nhập học theo phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 chỉ 612 TS. Trong số 30 sinh viên nhập học vào 4 ngành thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục, ngành giáo dục mầm non có 26 sinh viên, giáo dục thể chất có 4 và hai ngành còn lại không có người nhập học. Nhiều ngành khác không có TS trúng tuyển nhập học bằng phương thức này như: thương mại điện tử, hộ sinh, ngôn ngữ Trung Quốc, ngôn ngữ Nhật Bản, ngôn ngữ Hàn Quốc…
Số liệu thống kê của Trường ĐH T. (TP.HCM) cũng cho thấy, năm 2022 một số ngành sinh viên nhập học rất ít. Cụ thể, quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo tuyển 50 nhưng có 4 sinh viên nhập học, kỹ thuật cấp thoát nước tuyển 100 nhưng 16 nhập học, công nghệ kỹ thuật môi trường tuyển 200 nhưng 29 nhập học, kỹ thuật tài nguyên nước tuyển 50 nhưng không có TS nhập học…
Trong đề án tuyển sinh 2023 được đăng tải trên trang thông tin điện tử của trường, Trường ĐH S. công khai số TS trúng tuyển nhập học vào trường bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp 2 năm gần nhất. Năm 2022, trường có 152 TS nhập học theo phương thức này, trong đó nhiều ngành không có TS nhập học như: kinh tế thể thao, Nhật Bản học, công nghệ tài chính, bất động sản, luật quốc tế, phim, nghệ thuật số…
Sẽ khảo sát nguyên nhân thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học
Tiến sĩ Cổ Tấn Anh Vũ cho hay: “Hiện người học có xu hướng lựa chọn một số ngành học thời thượng, bỏ qua lựa chọn nhiều ngành khoa học cơ bản và công nghệ kỹ thuật. Ngay trong cả những trường tốp đầu, trường vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu các ngành này. Với những ngành thực sự cần thiết cho xã hội nhưng kén TS, nhà nước cần chính sách phù hợp để giảm chi phí đào tạo và thu hút người học”.
Thạc sĩ Lê Phan Quốc phân tích: “TS trúng tuyển nhưng không nhập học là một dạng trúng tuyển ảo. Tỷ lệ ảo này không phải do một TS trúng tuyển nhiều trường mà do TS không thực sự mong muốn học ĐH nhưng vẫn đăng ký”. Do đó, thạc sĩ Quốc cho biết trong một vài năm tới trường sẽ tiến hành khảo sát nguyên nhân việc TS trúng tuyển nhưng không đến nhập học. “Khi tìm ra được nguyên nhân thực sự, trường sẽ có những điều chỉnh phù hợp về tuyển sinh, đào tạo đúng với NV của người học”, ông Quốc chia sẻ.
Liên quan vấn đề này, tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân cho biết trường từng liên hệ với TS trúng tuyển nhưng không nhập học những năm trước để tìm hiểu lý do. Trong đó, một số nguyên nhân được TS chia sẻ như: đi du học, đi học nghề, không trúng tuyển đúng ngành yêu thích, học phí cao không theo học được… “Không chỉ không nhập học, qua quá trình đào tạo tỷ lệ sinh viên rơi rụng tùy trường tùy ngành sẽ tiếp tục ở mức 10 – 20% so với số trúng tuyển. Do đó, các trường phải nỗ lực rất nhiều để giữ chân người học”, ông Nhân cho hay.
Ngược lại, có những trường tỷ lệ TS nhập học khá cao. Chẳng hạn, Trường ĐH Y dược TP.HCM tỷ lệ này ở mức gần như tuyệt đối. Năm 2021 trường có 2.376 TS nhập học (chỉ tiêu tuyển 2.365). Năm 2022, trường có 2.411 TS nhập học so với 2.403 chỉ tiêu. Riêng ngành y khoa xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022, trường công bố danh sách 276 TS trúng tuyển, bằng với số lượng TS nhập học chính thức. Ngành y khoa phương thức kết hợp chứng chỉ quốc tế, trường có 130 TS trúng tuyển và 128 TS nhập học.
Thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết năm nay tỷ lệ TS xác nhận nhập học vào trường trên hệ thống trực tuyến của Bộ GD-ĐT rất cao (tới 99%). Trong khi các năm trước, tỷ lệ này chỉ ở mức 90 – 91%, có nghĩa chỉ gần 10% TS trúng tuyển vào trường nhưng không xác nhận nhập học. Sau khi xác nhận, số sinh viên không đi học tiếp tục rơi rụng khoảng 2 – 3%. “Số liệu các năm trước cho thấy dù tính trung bình tỷ lệ TS trúng tuyển không nhập học chỉ dưới 10% nhưng ở các ngành đặc thù, tỷ lệ này cao hơn nhiều. Có ngành tỷ lệ nhập học chỉ trên 10%, dù mở được lớp nhưng không đủ chỉ tiêu ngành”, thạc sĩ Quốc thông tin.
Tương tự, tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết tỷ lệ TS trúng tuyển xác nhận nhập học vào trường năm ngoái khoảng 80% và năm nay cũng dự kiến ở mức này. Có nghĩa, khoảng 20% TS trúng tuyển nhưng không nhập học, trong đó tỷ lệ lớn rơi vào một số ngành khối công nghệ kỹ thuật.
Nhận định của Trường Việt Nam:
Tỷ lệ trúng tuyển vào ĐH đang là một vấn đề đáng quan tâm trong giáo dục hiện nay. Dữ liệu cho thấy, mặc dù tỷ lệ TS trúng tuyển rất cao, nhưng tỷ lệ nhập học lại thấp. Một số ngành có tỷ lệ nhập học thậm chí chỉ ở mức dưới 50% chỉ tiêu.
Tuy nhiên, việc tỷ lệ trúng tuyển cao không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Chúng ta cần nhìn vào tương quan so sánh với các quốc gia khác. Hiện tại, tỷ lệ người học ĐH ở Việt Nam vẫn đang ở mức thấp so với các nước khác.
Cần nhấn mạnh rằng việc trúng tuyển không đồng nghĩa với việc học ĐH. Việc có nhiều TS trúng tuyển nhưng không nhập học đặt ra một số câu hỏi về chất lượng tuyển sinh và đào tạo. Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, như sự thiếu hụt thông tin, lựa chọn ngành không phù hợp, hoặc chưa hiểu rõ về yêu cầu và nội dung học tập của ngành.
Đối với các trường, cần đánh giá và phân tích để hiểu rõ nguyên nhân TS trúng tuyển không nhập học và có những điều chỉnh phù hợp trong tuyển sinh và đào tạo. Cần nỗ lực để thu hút và giữ chân người học, đồng thời đưa ra các chính sách hợp lý để giảm chi phí đào tạo và tăng cường sự quan tâm đến các ngành học cần thiết cho xã hội.
Hơn nữa, việc trúng tuyển không đồng nghĩa với việc học tập thành công. Một phần sinh viên rơi rụng trong quá trình đào tạo. Điều này cần được xem xét và giải quyết để tăng cường chất lượng đào tạo và giảm tỷ lệ sinh viên rơi rụng.
Để tìm ra nguyên nhân thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học, các trường cần tiến hành khảo sát và phân tích. Khi tìm ra nguyên nhân thực sự, các trường có thể đưa ra những điều chỉnh phù hợp trong tuyển sinh và đào tạo để đáp ứng nhu cầu của người học.
Sau cùng, để nâng cao chất lượng tuyển sinh và đào tạo, cần có sự phối hợp giữa ngành giáo dục và ngành công nghiệp, để đào tạo ra những nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thực tế và phát triển của xã hội.