Nghề Phân tích dữ liệu hiện đang trở thành xu hướng nghề nghiệp được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Nhưng trước khi theo đuổi nghề này, các bạn cần trang bị những kiến thức và kỹ năng về phân tích dữ liệu. Bài viết sau sẽ chia sẻ thêm về ngành nghề này và một số lưu ý mà bạn cần biết để xác định mình có phù hợp với nghề này hay không.
Nghề Phân tích dữ liệu là gì?
Phân tích dữ liệu là khoa học xử lý dữ liệu thô để rút ra những kết luận có giá trị. Các chuyên gia trong lĩnh vực này sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích để nhận diện xu hướng và số liệu trong các khối thông tin. Những yếu tố có này thể bị bỏ sót nếu không áp dụng phân tích.
Thông tin thu được từ quá trình phân tích dữ liệu có thể giúp tối ưu hóa quy trình. Đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hoặc hệ thống.
Nhìn chung, quá trình phân tích dữ liệu thường bao gồm năm bước chính và đặc biệt quan trọng đối với dữ liệu lớn:
- Bước 1: Thu thập các dữ liệu: Xác định và thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn. Quá trình này có thể sử dụng hai phương pháp:
- ETL (Extract – Transform – Load): Các dữ liệu được trích xuất và chuyển đổi sang một định dạng tiêu chuẩn. Sau đó dữ liệu sẽ được tải lên kho lưu trữ.
- ELT (Extract – Load – Transform): Các dữ liệu được tải lên kho lưu trữ trước, tiếp đó mới chuyển đổi sang một định dạng cần thiết.
- Bước 2: Lưu trữ các dữ liệu: Các dữ liệu được chuyển vào những kho lưu trữ như hồ dữ liệu đám mây hay kho dữ liệu.
- Bước 3: Xử lý các dữ liệu: Các dữ liệu sau khi được lưu trữ phải được chuyển đổi và tổ chức để có thể truy vấn, phân tích chính xác.
- Bước 4: Làm sạch các dữ liệu: Quá trình này gồm việc loại bỏ các lỗi như không nhất quán, trùng lặp, dư thừa hoặc sai định dạng. Đây cũng là bước để loại bỏ những dữ liệu không cần thiết cho quá trình phân tích.
- Bước 5: Phân tích các dữ liệu: Chuyển các dữ liệu thô thành những thông tin chuyên sâu và có giá trị.
Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, nghề Phân tích dữ liệu đóng vai trò then chốt với nhiều lợi ích như:
- Cải thiện hiểu biết của khách hàng
- Hỗ trợ chiến dịch marketing hiệu quả
- Gia tăng hiệu suất hoạt động
- Cung cấp các thông tin cho phát triển sản phẩm
- Hỗ trợ tùy chỉnh những quy mô hoạt động của dữ liệu
Nhờ vào các lợi ích này, ngành phân tích dữ liệu trở thành một công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển bền vững.
Ngành phân tích dữ liệu cần học những gì?
Để làm được nghề Phân tích dữ liệu, bạn cần có kiến thức nền tảng đầy đủ để bắt đầu hành nghề. Cụ thể bạn sẽ học những kiến thức sau để bắt đầu làm nghề này:
Tìm hiểu các công cụ sử dụng phân tích dữ liệu chính
- Ngôn ngữ lập trình: R, Matlab, Python
- Công cụ hỗ trợ truy vấn CSDL: SQL
- Công cụ hỗ trợ thống kê: Minitab, Microsoft Excel
- Hệ thống hỗ trợ phân tích thống kê: SAS
- Công cụ hỗ trợ trực quan hóa các dữ liệu: Power BI, Tableau,Metabase, Google Data Studio
Theo học một vài môn chuyên ngành
- Nhập môn khoa học máy tính
- Thống kê ứng dụng
- Lập trình với R, Python hoặc SQL
- Trực quan hóa các dữ liệu
- Xác suất
- Khai phá các dữ liệu
Trong chương trình học của ngành Phân tích dữ liệu, người học sẽ nắm vững các công cụ và kỹ thuật phân tích dữ liệu hiện đại. Trong đó bao gồm từ lập trình đến trực quan hóa dữ liệu và giúp bạn trở thành một chuyên gia phân tích dữ liệu toàn diện.
Cần chuẩn bị những gì để học ngành Phân tích dữ liệu?
Nếu bạn đã có những hiểu biết căn bản về ngành phân tích dữ liệu trước khi bắt đầu khóa học thì đó sẽ là một lợi thế lớn. Tuy nhiên, hầu hết các trường THPT tại Việt Nam chưa cung cấp chương trình giảng dạy hoàn chỉnh về lĩnh vực nà. Điều này gây không ít khó khăn cho việc theo đuổi phân tích dữ liệu từ đầu của nhiều bạn. Vậy chúng ta cần chuẩn bị những gì để theo học nghề Phân tích dữ liệu hiện nay?
Đầu tiên, bạn cần tự trang bị kiến thức cơ bản về phân tích dữ liệu qua việc tự học. Thông thường, sinh viên ngành này sẽ bắt đầu với các khóa học nhập môn khoa học máy tính hoặc lập trình. Để tránh bị choáng ngợp trước lượng kiến thức mới, bạn có thể tìm hiểu trước các thông tin này tại nhà giúp bạn tự tin hơn khi bắt đầu khóa học.
Nếu bạn đã quen với việc tự học qua các nền tảng học trực tuyến về phân tích dữ liệu. Tại đây, bạn có thể tìm thấy nhiều khóa học miễn phí về phân tích dữ liệu từ các trường đại học uy tín của Mỹ. Chẳng hạn như khóa học Khoa học dữ liệu của ĐH Johns Hopkins, khóa học Nhập môn Phân tích dữ liệu của ĐH Yale…
Để áp dụng kiến thức vào thực tiễn, bạn cũng có thể tìm kiếm các cơ hội thực tập tại trường, tham gia các dự án nghiên cứu về phân tích dữ liệu do giáo sư tổ chức. Hoặc bạn có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa về lập trình được tổ chức bởi học sinh, sinh viên hoặc các tổ chức phi lợi nhuận trong thành phố.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo chia sẻ của các chuyên gia phân tích dữ liệu trên các kênh như YouTube, TED,… và đừng bỏ lỡ các bài viết hữu ích liên quan đến phân tích dữ liệu được cập nhật thường xuyên trên nhiều trang web uy tín hiện nay.
Đối tượng nào phù hợp với nghề Phân tích dữ liệu?
Để chinh phục và thành công với ngành Phân tích dữ liệu, nếu chỉ đam mê thôi là chưa đủ. Sau đây là những đối tượng phù hợp với ngành nghề này mà bạn có thể tham khảo:
Khả năng tư duy logic
Tư duy logic là kỹ năng thiết yếu để xử lý hàng triệu số liệu và tìm ra lỗ hổng trong dữ liệu. Giỏi toán hay lập trình chưa đủ, bạn cần có khả năng so sánh, đối chiếu và phân tích vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau trong hệ thống. Kỹ năng này có thể được rèn luyện qua công việc thực tế. Điều quan trọng là bạn có nhận ra tầm quan trọng của nó và tập trung rèn luyện hay không!
Tinh thần học hỏi, tìm tòi và hay đặt câu hỏi khó
Để đưa ra các báo cáo hay thông tin hữu ích từ dữ liệu, bạn phải luôn đặt ra những câu hỏi như mục đích của dữ liệu là gì? Phương pháp thu thập có lỗ hổng gì, điểm hạn chế của bộ dữ liệu là gì? Bạn không chỉ áp dụng công thức mà còn phải hiểu rõ lịch sử và bối cảnh của từng bộ dữ liệu. Vì vậy, việc đam mê khám phá và không ngại đặt câu hỏi là kỹ năng không thể thiếu để nâng cao chất lượng phân tích dữ liệu hiện nay.
Sự cẩn thận và kiên trì
Kiên trì và cẩn thận là hai tố chất không thể thiếu trong nghề Phân tích dữ liệu. Nhiều thông báo tuyển dụng cho vị trí Chuyên gia phân tích dữ liệu yêu cầu ứng viên phải chú ý đến từng tiểu tiết. Bạn cần luyện tập khả năng tập trung cao độ để nghiên cứu và phân tích nhiều số liệu cùng lúc.
Việc cẩn thận trong từng lệnh hay dòng code cũng rất quan trọng. Vì chỉ một sai sót nhỏ có thể làm hỏng toàn bộ kết quả. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ và chịu áp lực tốt, đặc biệt trong quá trình “dọn dẹp” dữ liệu để có được bộ dữ liệu hoàn chỉnh.
Trường nào đào tạo ngành Phân tích dữ liệu?
Ngành phân tích dữ liệu vẫn chưa thực sự phổ biến trong chương trình đào tạo tại Việt Nam. Phần lớn kiến thức về lĩnh vực này thường được tìm thấy qua internet và các tài liệu chuyên ngành, chủ yếu là bằng tiếng Anh. Điều này tạo ra không ít khó khăn cho người học.
Hiện nay, nhiều trường đại học trên thế giới đã cung cấp các chương trình đào tạo về phân tích dữ liệu. Tùy thuộc vào bậc học, lĩnh vực chuyên sâu trong phân tích dữ liệu và khả năng tài chính của mình, bạn có thể lựa chọn khóa học và điểm đến phù hợp. Nếu bạn có nhu cầu đi du học thì bạn có thể tham khảo một số trường đại học uy tín ở Mỹ, Úc, Anh và Canada hiện đang cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng về nghề Phân tích dữ liệu.
Sinh viên học ngành Phân tích dữ liệu ra trường làm nghề gì?
Nhiều sinh viên lầm tưởng rằng tốt nghiệp ngành Phân tích dữ liệu chỉ có thể làm Chuyên gia phân tích dữ liệu. Tuy nhiên, thực tế là sinh viên ngành này có rất nhiều cơ hội việc làm tiềm năng dù họ lựa chọn chuyên ngành nào. Sau đây là một số nghề nghiệp phổ biến mà những người học Phân tích dữ liệu ra trường có thể lựa chọn:
Chuyên gia phân tích BI
BI (trí tuệ doanh nghiệp) là công nghệ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hoạt động trong quá khứ, đưa ra quyết định, hành động và dự đoán tương lai. Chuyên viên BI giúp doanh nghiệp phân loại, phân tích và đánh giá các chỉ số hiệu suất (KPI). Từ đó cung cấp cái nhìn chính xác về hiệu suất kinh doanh và xác định các lĩnh vực cần cải thiện để ra quyết định dựa trên dữ liệu.
Mức lương trung bình của nghề này sẽ dao động khoảng 15 triệu đồng/tháng cho người mới vào nghề. Còn những người đã có trên 2 năm kinh nghiệm sẽ có mức lương dao động từ 15 – 25 triệu đồng/tháng cho người có trên 2 năm kinh nghiệm. Ngoài ra, mức lương sẽ thay đổi tùy quy mô công ty và lĩnh vực hoạt động.
Chuyên gia phân tích dữ liệu
Data Analyst là nghề Phân tích dữ liệu để đưa ra các đề xuất chiến lược cho công ty. Họ thu thập dữ liệu thô, phân tích, diễn giải và đưa ra kết quả có ý nghĩa. Từ dữ liệu nghiên cứu thị trường, họ có thể dự đoán xu hướng và thị hiếu người tiêu dùng. Điều này sẽ hỗ trợ bộ phận Sales và Marketing trong việc đưa ra các chiến lược.
Mức lương trung bình của nghề này khởi điểm từ 9 – 13 triệu đồng/tháng cho người mới vào nghề. Mức lương này sẽ tăng lên từ 15 – 25 triệu đồng/tháng cho người có 1 đến 2 năm kinh nghiệm. Ngoài ra, mức lương sẽ thay đổi tùy theo cấp bậc và công ty trong lĩnh vực.
Kỹ sư khoa học dữ liệu
Nghề này sẽ làm công việc chuyên sâu hơn Chuyên gia phân tích dữ liệu. Kỹ sư khoa học dữ liệu sẽ thực hiện các công việc như phân tích, sắp xếp và kể các “câu chuyện” từ dữ liệu. Họ là những người có thêm kỹ năng về Mô hình dữ liệu (Data Modelling), Lập trình cao cấp (Advanced Programming), Học máy (Machine Learning) và Xây dựng thuật toán.
Mức lương trung bình của kỹ sư khoa học dữ liệu hiện nay khởi điểm từ 10 – 15 triệu đồng/tháng cho người mới vào nghề. Mức lương sẽ tăng lên từ 17 – 25 triệu đồng/tháng cho những người có kinh nghiệm trên 1 năm.
Kỹ sư dữ liệu
Nghề Phân tích dữ liệu này sẽ xây dựng, kiểm tra và duy trì kiến trúc lưu trữ và xuất dữ liệu từ các hệ thống. Họ sẽ cải tiến các quy trình thiết lập dữ liệu để mô hình hóa, khai thác và sản xuất dữ liệu. Mức lương trung bình của kỹ sư dữ liệu khi mới vào nghề là 10 – 25 triệu đồng/tháng và sẽ tăng dần theo kinh nghiệm, năng lực.
Chuyên gia phân tích định lượng
Trong lĩnh vực tài chính, các chuyên gia này tham gia vào các hoạt động buôn bán, giao dịch, tư vấn, xác định giá cả, môi giới và phân tích nhanh các vấn đề kinh doanh bằng phương pháp định lượng để tìm kiếm cơ hội đầu tư có lợi nhuận. Họ định giá tài sản, chứng khoán bằng các mô hình dữ liệu và làm trung gian giao dịch.
Mức lương trung bình của những chuyên gia phân tích định lượng khi mới vào nghề dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Mức lương này sẽ tăng lên từ 20 – 30 triệu đồng/tháng cho những người có nhiều kinh nghiệm hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể trở thành Quản lý dự án, Chuyên gia phân tích Digital Marketing, Chuyên gia phân tích vận hành, Chuyên gia phân tích hệ thống CNTT,… và rất nhiều vị trí khác.
Như vậy, nội dung bài viết trên đã chia sẻ cho các bạn những điều cần biết về nghề Phân tích dữ liệu và đối tượng phù hợp với ngành nghề này. Nếu bạn đam mê với những con số và có tư duy logic cao thì bạn có thể theo học ngành phân tích dữ liệu ở các trường đại học danh tiếng. Từ đó bạn sẽ định hướng được nghề nghiệp cụ thể trong tương lai một cách dễ dàng.