Trong lĩnh vực giáo dục hiện nay, vấn đề tìm kiếm sự bình đẳng trong quá trình tuyển sinh Đại học đang thu hút sự chú ý của nhiều người. Vì được tự chủ thực hiện tuyển sinh nên nhiều trường Đại học trong thời gian gần đây đã đưa đa dạng cách thức xét tuyển. Điều này làm cho thí sinh bị nhầm lẫn và tạo ra sự bất bình đẳng trong các nhóm thí sinh. Vậy làm sao để tìm kiếm sự bình đẳng trong tuyển sinh Đại học. Bài viết sau sẽ chia sẻ thêm cho các bạn cùng tìm hiểu.
Tình hình bất bình đẳng trong quá trình tuyển sinh Đại học hiện nay
Để tìm kiếm sự bình đẳng trong quá trình tuyển sinh Đại học hiện nay, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng trong tuyển sinh đến từ đâu?
Qua tình hình tuyển sinh trong năm 2023, nhiều phụ huynh và học sinh thấy rõ sự bất bình đẳng xuất trong quá trình tuyển sinh Đại Học xuất phát từ điểm chuẩn quá cao mà quá ít chỉ tiêu. Chẳng hạn Trường ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH KHXH và Nhân văn dự kiến tuyển sinh 2.000 chỉ tiêu cho 27 ngành/chương trình đào tạo với 5 phương thức xét tuyển ổn định trong nhiều năm.
Ba năm gần đây, điểm chuẩn xét kết quả thi tốt nghiệp THPT của hai trường ĐH trên luôn cao với các ngành như Đông phương học, Báo chí, Quan hệ Công chúng, Hàn Quốc học và lấy từ 29,9 điểm trở lên. Nguyên nhân là do các ngành này thu hút nhiều thí sinh trong khi chỉ tiêu thấp.
Trong khi đó, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân lại có 6.200 chỉ tiêu. Trong đó bao gồm 25% xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, 2% tuyển thẳng và còn lại xét tuyển kết hợp cho 5 nhóm thí sinh. Đối với ngành có 60 chỉ tiêu, mỗi nhóm thí sinh trúng tuyển chỉ khoảng 8-9 người.
Như vậy, cơ hội trúng tuyển ngành ít vì chỉ tiêu rất thấp do nhiều phương thức và nhóm đối tượng xét tuyển. Thực tế, ĐH Kinh tế Quốc dân thông báo 3 phương thức nhưng thực chất có 7 nhóm đối tượng. Còn ĐH Thương mại có 5 phương thức nhưng có 8 nhóm đối tượng và ĐH Quốc gia, ĐH Kinh tế Hà Nội có 11 phương thức xét tuyển cho 2.020 chỉ tiêu.
Hệ quả của sự bất bình đẳng trong tuyển sinh Đại học hiện nay
Dựa trên ý kiến của những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục hiện nay, họ cho rằng sự bất bình đẳng trong tuyển sinh Đại học có thể gây ra những hệ quả tiêu cực như sau:
Mất cân bằng về cơ hội tiếp cận bậc giáo dục Đại học
Thiệt thòi cho các bạn ở vùng sâu, vùng xa
Học sinh ở những vùng này thường chỉ có một lựa chọn là xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Trong khi học sinh ở thành phố có nhiều lựa chọn hơn với các phương thức xét tuyển khác như điểm thi THPT Quốc gia, học bạ, điểm thi đánh giá năng lực, v.v. Điều này khiến cho học sinh vùng sâu vùng xa có ít cơ hội trúng tuyển vào các trường đại học danh tiếng hơn.
Gia tăng bất bình đẳng xã hội
Sự bất bình đẳng trong quá trình tuyển sinh cũng góp phần làm gia tăng sự bất bình đẳng trong xã hội. Khi những người có điều kiện kinh tế khá giả ở thành phố có nhiều cơ hội học lên đại học hơn những người có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu vùng xa.
Gây lãng phí nguồn nhân lực
- Hạn chế cơ hội phát huy tiềm năng: Nhiều học sinh có năng lực tiềm năng nhưng không có cơ hội học lên đại học do bị bất bình đẳng trong tuyển sinh. Điều này dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực cho đất nước.
- Gây thất thoát chất xám: Khi không có cơ hội học tập và phát triển trong nước, nhiều học sinh có năng lực có thể lựa chọn đi du học hoặc tìm kiếm cơ hội phát triển ở nước ngoài. Điều này dẫn đến vấn đề thất thoát chất xám cho đất nước.
Tác động đến chất lượng giáo dục bậc đại học
Giảm chất lượng đầu vào
Khi các trường đại học tuyển sinh dựa trên nhiều phương thức nhưng chỉ tiêu tuyển sinh cho mỗi phương thức bị chia nhỏ. Điều này dẫn đến việc hạ thấp điểm chuẩn cho một số phương thức. Đặc biệt là phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào của các trường đại học.
Gây mất niềm tin vào hệ thống giáo dục
Khi học sinh và phụ huynh cảm thấy rằng hệ thống tuyển sinh đại học không công bằng. Họ sẽ dần mất niềm tin vào hệ thống giáo dục nước nhà và xem xét những hướng đi khác cho con em của mình.
Gây ra một số hệ lụy khác
Tăng tệ nạn chạy điểm, mua chỗ
Khi học sinh và phụ huynh cảm thấy rằng con đường học tập và thi cử không công bằng. Họ có thể tìm đến những giải pháp tiêu cực như chạy điểm, mua chỗ để con em mình có thể trúng tuyển vào đại học.
Gây bức xúc dư luận
Vấn đề bất bình đẳng trong tuyển sinh đại học luôn là chủ đề nóng hổi được dư luận quan tâm và thường xuyên gây ra những tranh cãi, bức xúc. Từ đó ảnh hưởng đến quan điểm của nhiều phụ huynh, học sinh đang sắp thi vào Đại học.
Ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của học sinh
Áp lực thi cử quá lớn và những thông tin về sự bất công trong tuyển sinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của học sinh. Điều này dẫn đến sự căng thẳng, lo lắng và có thể làm các bạn thí sinh cảm thấy mông lung, không tự tin khi ôn thi THPT.
Do đó, Bộ GD và ĐT cần có những giải pháp thiết thực để tìm kiếm sự bình đẳng trong quá trình tuyển sinh Đại học. Từ đó góp phần tạo nên một môi trường giáo dục công bằng và chất lượng cho tất cả các bạn học sinh.
Làm sao để tìm kiếm sự bình đẳng trong quá trình tuyển sinh Đại Học?
Các chuyên gia trong lĩnh vực tuyển sinh cho rằng việc áp dụng nhiều phương thức tuyển sinh sẽ gây rối và dẫn đến nhầm lẫn. Điều này khiến nhiều thí sinh trượt oan.
Trong đó có nhiều cách thức xét tuyển trong cùng một cơ sở đào tạo như xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT hay học bạ cùng xét tuyển chứng chỉ ngoại ngữ. Hay có phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực với kết quả thi tốt nghiệp hay học bạ… khá giống nhau và dễ tạo ra nhầm lẫn.
Điển hình là trong năm 2022 đã xảy ra nhiều tình huống đáng tiếc. Vì vậy Bà Nguyễn Thu Thủy nguyên là Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD – ĐT đã khẳng định rằng các trường ĐH hoàn toàn được quyền tự chủ tuyển sinh. Nhưng việc đưa ra quá nhiều phương thức xét tuyển sẽ gây khó khăn và dẫn đến việc thí sinh chọn nhầm phương thức.
Bà Nguyễn Thu Thủy và Thứ trưởng Bộ GD – ĐT là Ông Hoàng Minh Sơn đã nhiều lần khuyến cáo các trường ĐH cần phân tích, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo từng phương thức xét tuyển. Sau đó tiến hành loại bỏ các phương thức không hiệu quả để đảm bảo sự công bằng giữa các phương thức xét tuyển.
Năm nay, Bộ GD&ĐT đã đưa ra giải pháp rằng thí sinh không phải đăng ký phương thức xét tuyển hay tổ hợp xét tuyển. Mỗi thí sinh chỉ cần đăng ký mã ngành, mã trường.
Sau đó thí sinh sẽ cung cấp dữ liệu về chứng chỉ ngoại ngữ, điểm thi tốt nghiệp THPT, kết quả thi đánh giá tư duy, kết quả thi đánh giá năng lực trong nước và quốc tế để đăng ký xét tuyển. Điều này sẽ tạo ra sự bình đẳng trong quá trình tuyển sinh Đại học và tạo điều kiện cho các thí sinh đều có thể đậu ngôi trường mà mình mơ ước.
Qua bài viết trên, chúng ta có thể thấy rằng việc tìm kiếm sự bình đẳng trong quá trình tuyển sinh Đại học là một vấn đề rất cấp thiết hiện nay. Điều này có ảnh hưởng đến tương lai của nhiều bạn thí sinh và sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam trong thời gian tới.