Tại sao Úc thắt chặt du học sinh ngày càng nghiêm?

Úc thắt chặt du học sinh” đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm gần đây. Số lượng du học sinh tại Úc đang tăng kỷ lục, nhưng tăng trưởng không bền vững. Hầu hết số du học sinh này học bậc cử nhân và thạc sĩ, và đã đóng góp 21,4 tỷ USD cho nước này chỉ trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, việc áp dụng giảm giá học bổng đã làm giảm lợi nhuận của các trường Đại học Úc, khiến gần 30 trường báo lỗ trong ăm 2022.

Cơ quan Tiêu chuẩn và chất lượng giáo dục ĐH Úc cũng đã cảnh báo các trường cần tuân thủ những tiêu chuẩn tuyển sinh và hỗ trợ du học sinh một cách minh bạch. Đồng thời, các quy định mới đã được đưa ra để khắc phục các hạn chế trong hệ thống thị thực du học. Cụ thể, việc chấm dứt thị thực Covid-19 từ tháng 2.2024 và điều chỉnh chính sách làm việc 40 giờ mỗi hai tuần đối với du học sinh.

Chính phủ Úc cũng sẽ tiếp tục tăng cường tính liêm chính trong lĩnh vực giáo dục quốc tế và thị thực du học, và đưa ra các chính sách nhằm triển khai tầm nhìn của chính phủ về hệ thống di cư vào cuối năm 2023.

Những nguyên nhân khiến Úc thắt chặt du học sinh trong những năm gần đây

Úc đang chứng kiến mức tăng kỷ lục về số du học sinh với 655.000 người đang giữ thị thực du học tính đến cuối tháng 7.2023, hơn hẳn mức cao nhất từng xác lập trước đại dịch vào tháng 9.2019 với 634.000 thị thực du học.

Tăng trưởng kỷ lục nhưng thiếu bền vững. Theo đó, giai đoạn tháng 11.2022-7.2023, trung bình mỗi tháng chính phủ Úc cấp hơn 47.000 thị thực du học, với 53% trong số đó học bậc cử nhân và thạc sĩ. Chi tiêu của du học sinh đã đóng góp 21,4 tỉ USD cho nước này chỉ trong 6 tháng đầu năm, và dự kiến năm 2023 có thể vượt đỉnh doanh thu cao nhất từng đạt được vào năm 2019.

Dù vậy, các chuyên gia nhận định ngành giáo dục quốc tế tại Úc có nguy cơ phát triển không bền vững vì tăng trưởng thiếu thực chất. Trong đó, “chiêu bài” giảm giá dưới hình thức học bổng được dùng “quá mức” trong thời gian qua, khiến lợi nhuận của các trường ĐH tụt giảm. Cụ thể, gần 30 trường ĐH Úc báo lỗ trong năm 2022, một trong những lý do đến từ việc ồ ạt đưa ra các học bổng 20-25% như cơ chế chiết khấu học phí.

Theo trang Times Higher Education, với một trường ĐH Úc tuyển sinh 1.000 du học sinh/năm, để đưa ra mức học bổng 20%, trường phải chi trả khoảng 5,4 triệu AUD. Chi phí này sẽ nhanh chóng phình to theo hiệu ứng “quả cầu tuyết” bởi học bổng được duy trì qua các năm, và có thể chạm mức 16,2 triệu AUD vào năm thứ ba.

Tuy vậy, chi phí thực tế còn cao hơn nhiều vì hầu hết các trường ĐH Úc đều tuyển sinh ít nhất 2.000 du học sinh mỗi năm, có trường lên đến 10.000 người. Việc các trường ĐH Úc đồng loạt dùng chiến lược này đã tự làm giảm lợi thế cạnh tranh của mình, bởi lẽ du học sinh sẽ có tâm lý đinh ninh là được nhận học bổng và so sánh trường dựa trên học bổng.

Chuyên gia đánh giá việc dùng học bổng như “chiêu bài” tuyển sinh đã khiến hệ thống giáo dục quốc tế của Úc tăng trưởng kỷ lục nhưng thiếu bền vững

TEQSA, Cơ quan Tiêu chuẩn và chất lượng giáo dục ĐH, mới đây đã gửi thư cảnh báo các đơn vị giáo dục Úc về việc tuân thủ những tiêu chuẩn trong quá trình tuyển sinh, tiếp nhận và hỗ trợ du học sinh. Động thái này diễn ra sau một loạt điều tra liên quan đến các hành vi tuyển sinh phi đạo đức và cung cấp thông tin không đầy đủ của một số công ty tư vấn du học trong, ngoài nước khi “bán giấc mơ du học Úc”.

Giáo sư Peter Coaldrake, Ủy viên trưởng của TEQSA, yêu cầu các trường cần có quy trình tuyển sinh minh bạch, tách biệt cơ chế vận hành giữa khâu quảng bá tuyển sinh và xét duyệt đầu vào. Các trường phải quản lý tốt các rủi ro liên quan tăng trưởng nóng và mức rủi ro tại các thị trường tuyển sinh trọng điểm, ông nhấn mạnh.

Sẽ còn nhiều thay đổi đến cuối năm

Tiếp sau các quy định mới nhằm vá lại các “lỗ hổng” trong hệ thống thị thực du học, mới đây, ông Andrew Giles, Bộ trưởng Bộ nhập cư, quốc tịch và đa văn hóa Úc, thông báo chấm dứt thị thực Covid-19 (pandemic event visa) từ tháng 2.2024. Nguyên nhân là do thị thực này đã bị một số du học sinh lợi dụng để chuyển từ mục đích học tập sang tiếp cận việc làm ở Úc.

Cụ thể, trang The PIE News đưa tin, ước tính cho thấy khoảng 30% trong số 100.000 cá nhân có thị thực Covid-19 trước đây từng giữ thị thực du học. Điều này có nghĩa là nhiều sinh viên quốc sau khi đến Úc, thay vì theo đúng lộ trình học tập, đã kết thúc việc học sớm trước hạn và chuyển sang thị thực Covid-19 để làm việc toàn thời gian.

Các đơn vị giáo dục Úc ủng hộ chấm dứt việc du học sinh có thể tiếp cận thị thực này. Từ ngày 2.9, thị thực Covid-19 chỉ gia hạn cho những người đang giữ thị thực này, với mức phí là 405 AUD (6,2 triệu đồng).

Trước đó, Úc đã điều chỉnh chính sách làm việc 40 giờ mỗi hai tuần đối với du học sinh, tăng yêu cầu tối thiểu về tài chính trong quy trình cấp thị thực du học, loại bỏ hình thức học song song (concurrent study) nhằm chấm dứt tình trạng nhảy sang “trường ma”, lợi dụng “vỏ bọc” du học để tiếp cận việc làm toàn thời gian, giảm thời gian xét duyệt thị thực du học trung bình xuống còn 16 ngày…

Theo truyền thông nước này, chính phủ Úc sẽ tiếp tục có các biện pháp tăng cường tính liêm chính trong lĩnh vực giáo dục quốc tế và thị thực du học, bởi đây là một phần trong quá trình đánh giá liên tục về hệ thống di cư của nước này. Chiến lược Di cư của Úc được công bố vào cuối năm 2023 sẽ nêu rõ lộ trình các chính sách nhằm triển khai tầm nhìn của chính phủ về hệ thống di cư.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng hướng sự chú ý của chính phủ đến các vấn đề nội tại khác, như cạnh tranh việc làm giữa du học sinh và sinh viên trong nước, các kế hoạch cung cấp nhà ở giá phải chăng và cơ sở hạ tầng cần thiết khác để hỗ trợ dòng người di cư đến Úc dự kiến đạt 1,5 triệu người trong 5 năm tới, trong đó một nửa sẽ là du học sinh.

Nhận định của Trường Việt Nam

Việc tăng trưởng kỷ lục về số lượng du học sinh tại Úc là một dấu hiệu tích cực, nhưng cần có sự bền vững trong quá trình phát triển ngành giáo dục quốc tế. Việc sử dụng học bổng như một chiêu trò tuyển sinh đã khiến các trường ĐH Úc gặp khó khăn về mặt tài chính. Việc giảm giá học phí dưới hình thức học bổng chỉ tạm thời hấp dẫn du học sinh, nhưng tác động lâu dài của việc này không phải là sự cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực giáo dục.

Do đó, cần có sự điều chỉnh trong việc sử dụng học bổng và tìm ra những phương pháp tuyển sinh bền vững hơn. Ngoài ra, cần có sự tăng cường về tính minh bạch và tuân thủ các tiêu chuẩn trong quá trình tuyển sinh và hỗ trợ du học sinh. Quan tâm đến các vấn đề nội tại khác như cạnh tranh việc làm giữa du học sinh và sinh viên trong nước, cung cấp nhà ở và cơ sở hạ tầng phù hợp cũng là những yếu tố quan trọng để đảm bảo sự bền vững của ngành giáo dục quốc tế tại Úc.

Cho điểm bài viết

Giúp Trường Việt Nam lan toả nội dung này
Của cùng tác giả:
Scroll to Top