Các ngành hướng đầu về số lượng thí sinh đăng ký

Số lượng thí sinh đăng ký vào nhiều trường đại học tăng mạnh trong năm nay. Ở trường ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM, số thí sinh tăng 84%, đạt khoảng 14.000 người. Các ngành có nhiều thí sinh đăng ký bao gồm: digital marketing, kinh doanh quốc tế, kinh tế đối ngoại, thương mại điện tử, tài chính ngân hàng, luật kinh doanh. Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng có sự tăng trưởng tương tự với khoảng 29.500 nguyện vọng đăng ký, tăng 39%. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM có hơn 36.000 thí sinh đăng ký, tăng 10% so với năm trước. Trong khi đó, số lượng thí sinh đăng ký ở Trường ĐH Nha Trang tăng từ hơn 9.000 lên hơn 12.000 nguyện vọng. Các ngành có nhiều thí sinh đăng ký ở các trường đại học gồm: công nghệ thông tin, marketing, ngôn ngữ Anh, kỹ thuật ô tô. Điểm chuẩn dự kiến không có nhiều thay đổi, một số ngành có thể giảm hoặc không tăng.

Nhiều trường đại học tăng mạnh số thí sinh đăng ký

Thạc sĩ Cù Xuân Tiến, Trưởng phòng Tuyển sinh và công tác sinh viên Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết tổng số thí sinh (TS) đăng ký vào trường năm nay khoảng 14.000. So với năm 2022, số TS tăng 84% và số nguyện vọng (NV) tăng khoảng 70%. Trong đó, các ngành và chuyên ngành có nhiều TS đăng ký, gồm: digital marketing, kinh doanh quốc tế, kinh tế đối ngoại, thương mại điện tử, tài chính ngân hàng, luật kinh doanh.

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng có sự biến động tương tự. Theo thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo, tổng NV đăng ký vào trường năm nay khoảng 29.500, tăng gần 39% so với năm trước. Trong đó, dẫn đầu số TS đăng ký là các ngành: giáo dục tiểu học, sư phạm tiếng Anh, ngôn ngữ Anh, sư phạm khoa học tự nhiên, sư phạm lịch sử – địa lý.

Năm nay, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM nhận được trên 36.000 TS, với gần 50.000 NV xét tuyển (tăng khoảng 10% so với năm 2022). Trong đó, NV1 chiếm khoảng 18%. Theo tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, tổng TS và NV vào trường tăng so với năm ngoái nhưng số đăng ký vào từng ngành cụ thể không đồng đều. Trong đó, các ngành nhiều TS đăng ký, gồm: thương mại điện tử, kế toán, quản trị du lịch lữ hành, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, công nghệ thực phẩm, công nghệ kỹ thuật ô tô, tự động hóa. Trong khi đó, có những ngành tổng 3 NV đầu tiên vẫn thấp hơn chỉ tiêu cần tuyển, như: xây dựng công trình giao thông, nhóm ngành môi trường, công nghệ nhiệt lạnh.

Tiến sĩ Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nha Trang, cũng cho biết năm nay trường có tổng số hơn 12.000 NV (năm 2022 chỉ có hơn 9.000 NV). Tính theo NV1 và 2, các ngành có nhiều TS đăng ký nhất, gồm: công nghệ thông tin có 490 TS, marketing hơn 400, ngôn ngữ Anh có 384, kỹ thuật ô tô có 390. Các ngành ít TS đăng ký là nhóm ngành thủy sản và một số ngành kỹ thuật, công nghệ khác.

Trường ĐH Công thương TP.HCM ghi nhận 32.931 NV xét tuyển năm nay. Trong đó, số NV1 , 2, 3 xấp xỉ 15.000. Một số ngành có khoảng 2.000 NV đăng ký như: công nghệ thông tin, marketing, quản trị kinh doanh, công nghệ thực phẩm. Các ngành còn lại số lượng NV từ 200 – 800. Ngành kỹ thuật môi trường và ngành công nghệ thủy sản ít TS đăng ký nhất, khoảng 140 NV.

Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM, cũng cho biết tổng số TS đăng ký vào trường năm nay tăng hơn 10% so với năm 2022. Trong đó các ngành được nhiều TS lựa chọn gồm: kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh, marketing, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, digital marketing, công nghệ truyền thông, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, quan hệ công chúng, quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, quản trị dịch vụ du lịch, các ngành ngôn ngữ…

Điểm chuẩn có thay đổi?

Dù số TS và NV tăng mạnh nhưng Trường ĐH Kinh tế – Luật dự kiến điểm chuẩn không tăng. Theo thạc sĩ Cù Xuân Tiến, điểm chuẩn các phương thức xét tuyển sớm trường không thay đổi. Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, dự kiến điểm chuẩn năm nay sẽ giảm nhẹ ở một số ngành. Lý do được thạc sĩ Tiến nêu ra là từ việc tái cấu trúc chương trình đào tạo, trường chuyển từ chất lượng cao sang chương trình chuẩn tiếng Việt, chuẩn tiếng Anh và chỉ tiêu của các chương trình này tăng lên so với năm 2022. “Ngoài ra, việc thay đổi cách cộng điểm ưu tiên của quy chế tuyển sinh năm nay cũng làm giảm số TS có khoảng điểm từ 25 – 30 điểm”, thạc sĩ Tiến nhận định.

Từ số liệu TS đăng ký vào trường kết hợp với phổ điểm thi tốt nghiệp năm nay, tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân cho rằng điểm chuẩn các ngành của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM có thể không tăng so với năm ngoái. “Các ngành dẫn đầu số TS đăng ký năm nay cũng vẫn là nhóm ngành vốn thu hút nhiều TS đăng ký các năm trước đó. Do đó, điểm chuẩn các ngành này dự báo không biến động nhiều, thậm chí có thể thấp hơn chút xíu. Trong khi đó, nhóm ngành ít TS đăng ký điểm chuẩn dự kiến bằng điểm sàn và có thể phải xét tuyển bổ sung”, ông Nhân bình luận.

Theo thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công thương TP.HCM, có khoảng 6.000 TS đủ điều kiện trúng tuyển sớm đã đăng ký vào trường bằng NV1, 2, 3, 4 trên cổng thông tin của Bộ GD-ĐT. Xu hướng điểm chuẩn thi tốt nghiệp THPT được dự đoán thấp hơn năm ngoái. Cụ thể, marketing dự kiến 22 điểm; các ngành ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung Quốc, công nghệ thực phẩm, công nghệ thông tin, kinh doanh quốc tế dự kiến 21 điểm. Còn lại các ngành khác dự kiến cao hơn từ 0,5 – 1 điểm so với điểm sàn.

Trường ĐH Kinh tế – Tài chính đã công bố điểm sàn xét tuyển thi tốt nghiệp năm nay từ 16 – 19 điểm. Từ phổ điểm và số TS đăng ký, thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên nhìn nhận: “Điểm chuẩn trúng tuyển vào trường năm nay có thể cao hơn từ 1 – 3 điểm so với điểm sàn. Trong đó, một số ngành điểm trúng tuyển có thể bằng điểm sàn”.

Trong khi đó, thạc sĩ Lê Phan Quốc dự đoán điểm chuẩn các ngành của trường sẽ tăng. Năm 2022, điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT của trường dao động từ 20,03 – 28,25. Trong đó ngành lấy cao nhất là sư phạm ngữ văn với 28,25 điểm, kế đến sư phạm toán học 27. Ngành lấy điểm thấp nhất là giáo dục mầm non 20,03 điểm.

Dự đoán điểm chuẩn Trường ĐH Nha Trang ở phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, tiến sĩ Tô Văn Phương cho hay: “Điểm chuẩn dự kiến tương đương năm 2022, một số ngành “hot” sẽ tăng từ 0,5 – 3 điểm, cao nhất dự kiến 23 điểm”.

Trường ĐH không được xét tuyển lại với phương thức xét tuyển sớm

Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, trước 17 giờ ngày 20.8, các cơ sở đào tạo thực hiện tải danh sách TS trúng tuyển sau khi đã nhập kết quả xét tuyển chính thức trên hệ thống. Trước 17 giờ ngày 22.8, các trường công bố kết quả xét tuyển. Tất cả TS phải xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống từ ngày 22.8 đến trước 17 giờ ngày 6.9.

Cũng theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, các cơ sở đào tạo tổ chức xét tuyển sớm và công bố danh sách TS đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp) phải được đưa lên hệ thống để xử lý NV. Trường không được quy định hoặc yêu cầu TS phải đăng ký NV1 trên hệ thống mới được trúng tuyển. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được xét tuyển lại (tăng hoặc giảm mức điểm trúng tuyển) để loại bớt hoặc tăng thêm.

Nhận định của Trường Việt Nam:

Theo Trường Việt Nam, việc nhiều trường tăng mạnh số lượng thí sinh đăng ký vào năm nay cho thấy sự hứng khởi và quan tâm của các em học sinh đối với ngành nghề học tập. Đây là tin vui, thể hiện cho sự phát triển của giáo dục và ngành nghề ở nước ta. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải ngành nào cũng có số lượng thí sinh đăng ký đầy đủ. Vì vậy, cần có những biện pháp khuyến khích thí sinh quan tâm và lựa chọn các ngành có nhu cầu cao trên thị trường lao động, cũng như tăng cường tư vấn tuyển sinh để học sinh có sự lựa chọn phù hợp với năng lực và sở thích của mình.

Cho điểm bài viết

Giúp Trường Việt Nam lan toả nội dung này
Của cùng tác giả:
Scroll to Top